|
Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Quận (31/5/1961 - 31/5/2021) và thành lập Đảng Bộ Quận Ba Đình (9/6/1961 - 9/6/2021).

Tấm lòng trung quân ái quốc của Thái úy Việt quốc công Lý Thường Kiệt

Tấm lòng trung quân ái quốc của Thái úy Việt quốc công Lý Thường Kiệt
content:

Đời Vua Lý Nhân Tông, vị vua này coi Lý Thường Kiệt như “Thiên tử bào đệ”. Không phải ngẫu nhiên mà Lý Thường Kiệt dưới triều vị vua này đã được giữ chức Đôn quốc Thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, tước hiệu Thượng Phụ công. Và cũng trong giai đoạn đó, danh tướng Lý Thường Kiệt đã lập nên võ công hiển hách trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, giúp tên tuổi ông lưu danh thiên sử.

Khi ấy, bên cường quốc phương Bắc đang là triều Tống. Đại quan của triều này là Vương An Thạch rất thích dùng những võ công ở bên ngoài để gây dựng thêm thanh thế bên trong nên đã sàm tấu với vua Tống rằng, có thể chinh phục Giao Châu (tức là nước Đại Việt ta) bằng cách quấy rối cho hỗn loạn rồi thôn tính, vì ở đó chỉ còn vạn quân đã kiệt quệ tinh lực lắm rồi. Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, năm 1075, vua Tống do tin lời của An Thạch nên đã quyết định chuẩn bị lực lượng quấy rối nhằm thôn tính nước ta. Hiểu rõ dã tâm mà nhà Tống đang ấp ủ và những mưu đồ sâu kín của chúng, Lý Thường Kiệt đã quyết định đi trước một bước và dấy binh trừ họa từ trong trứng. Ông đã thảo Phạt Tống lộ bố văn, vạch ra bộ mặt xấu xa của đối thủ và nêu rõ chính nghĩa của chúng ta trong cuộc đối đầu lịch sử để giải nguy vận nước. Bài văn lộ có nội dung như sau (bản dịch của học giả Trần Văn Giáp):

“Trời sinh ra dân chúng, vua có đức thì tin yêu. Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân. Nay vua Tống ngu hèn, không theo khuôn phép thánh nhân, nghe cái kế tham của An Thạch, bày ra phép “thanh miêu”, “trợ dịch”, khiến trăm họ hao kiệt, lầm than, để thỏa mãn cái mưu nuôi béo lấy thân mình. Số là muôn dân đều dựa vào trời, bỗng sa vào sự độc hại của thói tham lợi. Bề trên cố nhiên phải thương xót. Những việc từ trước, thôi không nói làm gì. Bản chức vâng mệnh quốc vương, chỉ đường Bắc tiến, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ có cái ý phân biệt quốc thổ, chứ không phân biệt chúng dân. Phải quét sạch cái bẩn thỉu hôi tanh để ca thuở đẹp của ngày Nghiêu, để hưởng hội lành của tháng Thuấn.

Nay ta ra quân cốt cứu vớt muôn dân. Hịch văn truyền đến để mọi người đều nghe. Ai nấy hãy tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi”.

Hào hùng như thế, chân thành như thế nên Lý Thường Kiệt đã thu hút được lòng dân Trung Hoa ở những nơi ông đưa quân tới theo lệnh của vua Lý Nhân Tông. Quân ta đã phá được các thành Khâm Châu, Liêm Châu và cả Ung Châu của nhà Tống, diệt 8.000 quân địch, san bằng những thành lũy, kho tàng tích trữ chiến lược của nhà Tống cho cuộc xâm lược Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, ỷ thế nước lớn, cố đấm ăn xôi, tháng 12/1076, An Thạch đã cử Quách Quỳ làm Thảo sứ, Triệu Tiết làm Phó sứ, cầm đầu chín tướng quân, ước hẹn các nước Chiêm Thành và Chân Lạp để mưu toan thôn tính nước ta. Đại quân Tống ào ạt tràn sang lãnh thổ nước ta. Cực chẳng đã, vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường Kiệt mang quân tới bến sông Như Nguyệt đánh chặn địch. Đây chính là thời điểm đã sinh ra huyền thoại về bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của đất nước ta.

Chuyện cũ kể rằng, trước thế giặc mạnh như chẻ tre, rất cần những vần thơ động viên tinh thần binh sĩ, Lý Thường Kiệt đã viết bốn câu thơ Nam quốc sơn hà và sai người vào đền thờ hai danh tướng chống giặc ngoại xâm đời xưa là Trương Hống và Trương Hát đọc lên như những câu nhắn nhủ của thần linh. Sách Việt điện u linh chép lại rằng: “Đang đêm, nghe tiếng vang trong đền đọc bài thơ ấy, quân ta đều phấn khởi. Quân Tống sợ táng đảm, không đánh cũng tan”.

Cho đến khi cao tuổi rồi, mỗi khi quốc gia lâm sự, Lý Thường Kiệt cũng không ngại khó khăn mà luôn sẵn sàng đứng ra gánh vác trọng trách. Năm 1103, Lý Giác, một kẻ được coi là học được phép thuật kỳ lạ, ở Diễn Châu, làm phản, thế rất hưng thịnh. Vua Lý Nhân Tông phân vân không biết cử ai đi dẹp loạn. Khi bề tôi có người tiến cử Lý Thường Kiệt, nhà vua đầy tình nghĩa phân trần: “Giác là tay hiệt kiệt, ta cần chọn lấy người khỏe mạnh để đối địch. Thường Kiệt giữ việc binh đã lâu, nay đã già rồi; nếu lại giao cho việc quân thì đấy không phải là cách mà trẫm dùng để đối xử với bậc lão thần”. Cảm động với tấm tình ấy, Lý Thường Kiệt đã khấu đầu thốt lên đầy cảm khái: “Tôi, trước kia chưa thông thạo mưu lược làm tướng, bình Chiêm, đánh Tống, may mà thành công. Đó đều là nhờ oai linh của bệ hạ và sức lực của các tướng thần. Ngày nay nhờ ơn nước, tôi được hưởng ngôi cao lộc hậu đến thế này, nếu tôi ngồi nhìn để đứa giặc là Giác kiêu ngông, thì chết không nhắm mắt được”. Quả nhiên, lão tướng ở tuổi “xưa nay hiếm” khi ra quân đã đánh đuổi được Lý Giác sang Chiêm Thành. Sau đấy, năm 1104, khi quân Chiêm Thành quấy rối biên giới, cũng Lý Thường Kiệt đã trấn áp được giặc, bình ổn tình hình ở phía nam Tổ quốc…

Là một võ tướng, nhưng bình sinh Lý Thường Kiệt rất thích làm việc ân nghĩa, hợp đạo trời và hợp lòng người. Và nhờ thế, ông được cả nhà vua lẫn dân chúng rất yêu quý và kính trọng. Tháng 6/1105, khi Thái úy Lý Thường Kiệt qua đời, ông đã được truy tặng chức Nhập nội điện Đô tri Kiểm hiệu Thái úy Bình chương Quân quốc Trọng sự, tước Việt Quốc Công, thực ấp 1 vạn hộ. Cũng Văn bia chùa Linh Xứng trên núi Ngưỡng Sơn đã ca ngợi ông biết dùng đúng phép tắc  để tạo nên “gốc trị nước”. Bởi vậy,  “cái thuật yên dân, sự tốt đẹp đều ở đấy cả, giúp cho chính sự ba triều, dẹp yên loạn ngoài biên tái, chỉ khoảng vài năm mà tám phương yên lặng, công thật lớn lao...”

Để tưởng nhớ công lao của ông, quận Ba Đình long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1005 năm ngày sinh Thái úy Việt quốc công Lý Thường Kiệt (1019-2024) vào 18h45 ngày 16/8/2024 (Thứ 6) tại Điện Kính thiên - Hoàng Thành Thăng Long. Trân trọng kính mời nhân dân tham dự.

(Lưu ý: Lối vào sân khấu chính của Lễ kỷ niệm: Cổng số 9)

21/11/2024 - 31 Lượt xem
Phường Ngọc Khánh: Hội Cựu Thanh niên xung phong tổng kết công tác năm 2024
21/11/2024 - 11 Lượt xem
Cài đặt Ứng dụng iHanoi để trải nghiệm nhiều tính năng hấp dẫn
21/11/2024 - 18 Lượt xem
Là Công dân Thủ đô văn minh, hiện đại - Hãy cài đặt ứng dụng iHanoi
21/11/2024 - 15 Lượt xem
Ý nghĩa, lợi ích về nộp thuế điện tử trên ứng dụng eTax Mobile
21/11/2024 - 7 Lượt xem
UBMTTQ phường Ngọc Khánh gặp mặt nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam và tổng kết công tác MTTQ - TTND - GSDTCD năm 2024
21/11/2024 - 16 Lượt xem
Phường Ngọc Khánh tuyên truyền phổ biến Luật Đất đai và trợ giúp pháp lý cho người dân
18/11/2024 - 21 Lượt xem
Phường Ngọc Khánh phát động đợt cao điểm vận động, hướng dẫn nhân dân cài đặt ứng dụng i-Hanoi
18/11/2024 - 6 Lượt xem
Ngày hội Đại đoàn kết Khu dân cư số 1 phường Ngọc Khánh
18/11/2024 - 5 Lượt xem
Ngày hội Đại đoàn kết Khu dân cư số 3 phường Ngọc Khánh
18/11/2024 - 6 Lượt xem
Ngày hội Đại đoàn kết Khu dân cư số 4 phường Ngọc Khánh
content:

content:

Album ảnh

portal-sessiontracking

Đang trực tuyến: 281
Số lượt truy cập: 470198